|
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Sáng 28-12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017.
Phát biểu khai mạc hội nghị,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc họp cuối năm nhằm
phân tích, đánh giá tình hình KTXH năm 2016, cùng bàn thảo, đề ra những giải
pháp lớn, những nhiệm vụ trọng tâm triển khai trong năm 2017.
Điểm lại những kết quả đã đạt
được trong năm 2016 - một năm đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức; một năm trong nước thiên tai, nhân tai diễn ra khốc liệt, tình hình thế
giới diễn biến khó lường; nhiều yếu kém trong nội tại nền kinh tế; nhiều chính sách
mới được áp dụng,... Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành quyết
liệt với tinh thần xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động, qua đó
đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận về KTXH.
Cụ thể, năm 2016, kinh tế vĩ mô
ổn định, lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm;
tăng trưởng GDP đạt gần 6,3%; thu ngân sách tăng; mặt bằng lãi suất giảm; thị
trường ngoại tệ, vàng cơ bản ổn định; dự trữ ngoại hối đạt khoảng 41 tỷ USD,
cao nhất từ trước tới nay.
Cơ cấu lại nền kinh tế đạt kết
quả bước đầu. Trong bối cảnh thương mại thế giới giảm mạnh, nhưng xuất khẩu
Việt Nam vẫn tăng khoảng 8%, xuất siêu 2-3 tỷ USD. Huy động tổng vốn đầu tư
toàn xã hội ước đạt 32,5% GDP. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt mức
cao kỷ lục, với vốn thực hiện FDI đạt gần 15,8 tỷ USD (tăng 9% so cùng kỳ) và
vốn FDI đăng ký mới (bao gồm cả bổ sung tăng vốn, vốn mua cổ phần) đạt 24,4 tỷ
USD (tăng 7%). Năm 2016, lần đầu tiên có hơn 110.000 doanh nghiệp được thành
lập mới; thu hút hơn 10 triệu khách du lịch...
Bên cạnh đó, công tác an sinh
xã hội; thể thao thành tích cao; công tác xây dựng pháp luật; tập trung phòng
chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; chỉ đạo quyết
liệt xử lý những vấn đề bức xúc... cũng đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Thủ tướng cũng chỉ ra những bất
cập, tồn tại để thảo luận và đưa ra các biện pháp khắc phục như: Ngành khai
khoáng giảm mạnh, nhất là dầu thô; thiên tai hạn hán, lũ lụt xâm ngập mặn; sự
cố môi trường biển miền Trung; các dự án nghìn tỉ thua lỗ mất vốn; các ngân
hàng thương mại yếu kém, mất vốn rủi ro cao; xảy ra nhiều vụ cháy nổ, tai nạn
giao thông nghiêm trọng; nhiều vụ tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; các sai phạm
trong công tác cán bộ (vụ Trịnh Xuân Thanh); xếp hạng quốc tế về đổi mới sáng
tạo giảm 4 bậc;...
Thủ tướng khẳng định tinh thần
quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, nói đi đôi với
làm, phục vụ người dân, doanh nghiệp,... Thủ tướng đề nghị các đại biểu trình
bày báo cáo ngắn gọn, súc tích; tập trung thảo luận, đánh giá đúng kết quả đã
đạt được, đề ra các giải pháp trọng tâm, đi thẳng vào những khó khăn vướng mắc,
giải quyết những vấn đề liên ngành, liên vùng, tháo gỡ những rào cản... để thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra trong năm 2017 - năm tăng cường kỷ luật, kỷ
cương hành chính, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững.
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng
Vương Đình Huệ trình bày tóm tắt dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017.
Dự thảo nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm
ổn định kinh tế vĩ mô làm nền tảng cho sự phát triển; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh
tế gắn với tăng trưởng gắn với 3 đột phá chiến lược; bảo đảm phát triển nhanh,
bền vững, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phòng, chống tham nhũng lãng
phí, xây dựng nền hành chính hiện đại phục vụ người dân và DN.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ
nêu ba chỉ tiêu quan trọng nhất là GDP 6,7%, lạm phát bình quân 4% và ngân sách
phải bảo đảm cả trung ương và địa phương.
Dự thảo nêu 10 nhóm giải pháp,
nhiệm vụ chủ yếu. Về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Các bộ trong tổ
điều hành vĩ mô phải theo dõi sát diễn biến, cập nhật tình hình các đối tác
kinh tế lớn để có phản ứng chính sách phù hợp. Năm 2016 đã đi qua những rung
lắc dự dội như sự kiện Brexit, chứng khoán Trung Quốc, FED tăng lãi suất, điều
chỉnh chính sách sau bầu cử ở một số nước...
NHNN điều hành chính sách chủ
động linh hoạt, tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng, lưu ý kết cấu tín
dụng, ổn định lãi suất năm 2017, phấn đấu giảm lãi suất trung dài hạn, quản lý
thị trường ngoại tệ, vàng hiệu quả.
Phó Thủ tướng cho biết, năm tới
dự kiến tổng mức phát hành trái phiếu chính phủ là 250.000 tỷ đồng, giảm so với
280.000 tỷ đồng của năm 2016. Cơ cấu trái phiếu chính phủ có sự thay đổi tích
cực khi nguồn vốn từ ngân hàng giảm, các tổ chức tài chính khác tăng, kỳ hạn
tăng.
“Điều hành ngân sách cần chủ
động chặt chẽ, hạn chế tối đa ban hành chính sách giảm thu, trừ những cam kết
quốc tế, hạn chế ban hành chính sách tăng chi trừ trường hợp đặc biệt. Tiết
kiệm chi tiêu ngân sách là quốc sách, tăng cường kỷ luật kỷ cương, kỷ luật ngân
sách, thu trong nền kinh tế, chi theo khả năng, vay trong khả năng trả nợ.
Triển khai quyết liệt giải ngân vốn đầu tư ngân sách ngay từ đầu năm 2017”, Phó
Thủ tướng nhấn mạnh.
Về cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế,
dự thảo nghị quyết yêu cầu rà soát đồng bộ các quy định cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh trong đó tập trung hỗ trợ tiếp cận vốn cho DNNVV, DN siêu
nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể chuyển thành DN, DN khởi nghiệp sáng tạo.
Các bộ, ngành, địa phương tiếp
tục thực hiện nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia tiếp cận trình độ ASEAN-4.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ
cho biết, đối với tái cơ cấu kinh tế, gắn với tăng trưởng, dự thảo nghị quyết
cho biết các đề án liên quan đến tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu và đổi mới
DNNN, tái cơ cấu tổ chức tín dụng gắn xử lý nợ xấu… quyết tâm của Chính phủ
trong quý 1-2017 tất cả các đề án đều phải được trình các cơ quan liên
quan./.