Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) quy định số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 5; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao không quá 6.
Từ ngày 1-1-2016, các
Luật: Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Tổ chức Chính quyền địa phương, Tổ chức Quốc
hội (sửa đổi), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) bắt đầu có hiệu lực.
Minh bạch, hiện đại
hóa hoạt động của Chính phủ
Với 7 chương, 50
điều, Luật tổ chức Chính phủ, điểm đáng lưu ý là luật quy định số
lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá
5; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 6.
Trong trường hợp do
sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của
cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội
xem xét, quyết định
Luật cũng bổ sung các
nội dung liên quan nguyên tắc “đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu”;
“cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các
quyết định của cơ quan cấp trên” để làm rõ tính đặc thù trong tổ chức và hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Cùng với đó, phân cấp,
phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản
lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách
nhiệm của chính quyền địa phương.
Minh bạch, hiện
đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
hành chính nhà nước các cấp.
|
Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) quy định ít nhất 35% đại biểu hoạt động chuyên trách |
Ít nhất có 35% Đại
biểu Quốc hội chuyên trách
Luật tổ chức Quốc
hội năm 2014 gồm 7 chương, 102 điều. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội
được Luật quy định thành 16 điều tương ứng với 3 chức năng của Quốc hội là lập
pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Theo Luật, Hiến pháp
sẽ được Quốc hội thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu
quyết tán thành. Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội có thể quyết định tổ chức
trưng cầu ý dân về Hiến pháp.
Luật cũng quy định số
lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu
Quốc hội để phù hợp với điều kiện thực tế của Quốc hội Việt Nam hiện nay.
Luật tổ chức Quốc hội
năm 2014 đã xây dựng quy định mới về chức danh Tổng thư ký. Theo đó, Tổng thư ký Quốc
hội do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm để tham mưu, phục vụ
hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội.
Tổng thư ký là đại
biểu Quốc hội đồng thời giữ vai trò là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chịu trách
nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động của Văn phòng
Quốc hội.
Tổ chức Hội đồng nhân
dân ở tất cả đơn vị hành chính
Luật tổ chức
chính quyền địa phương gồm 8 chương, 143 điều, trong đó có
những điểm mới về mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành
chính; cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
Điều 4 Luật Tổ chức
chính quyền địa phương quy định: Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về phân định thẩm
quyền của chính quyền địa phương, Luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính
quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các
cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa
phương theo hình thức phân quyền, phân cấp, theo các nguyên tắc được quy định
trong luật
Chế định hoạt động
giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Với 8 Chương, 41 Điều,
đạo luật mới xây dựng thiết chế cho MTTQ Việt Nam với tư cách là cơ sở chính
trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực
hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham
gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Các sửa đổi, bổ sung
mới tập trung vào một số nhiệm vụ, quyền hạn mới cũng như tổ chức của Mặt trận,
mối quan hệ giữa Mặt trận với Nhà nước, phương thức tập hợp, xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, phối hợp với tổ chức tiếp xúc cử tri của các cơ quan
quyền lực.
Hai vấn đề quan trọng là tiếp dân và hoạt động giám sát, phản
biện xã hội cũng được đạo luật đưa vào nhiều chế định mới
và quy định cụ thể./.