Ðại biểu các cơ quan, đơn vị tham quan bản vẽ các công trình trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
5 năm qua, Đảng ủy Quân sự tỉnh đã lãnh đạo tích cực tạo nguồn, khai thác các nguồn vốn Trung ương và địa phương để đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều công trình quan trọng như: Trường Quân sự địa phương (nay là Trung đoàn BB895), Trường bắn Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, dự án nâng cấp cải tạo kho đạn Bộ CHQS tỉnh (giai đoạn 1), công trình nâng cấp Ban CHQS các huyện, thành phố, trụ sở làm việc Ban CHQS và nhà ở dân quân xã, phường, thị trấn (giai đoạn 1); triển khai thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng doanh trại Ban CHQS huyện Giồng Trôm; xây dựng bể chứa nước ngọt 3 huyện (Ban CHQS huyện Ba Tri, Ban CHQS Mỏ Cày Nam và Ban CHQS huyện Thạnh Phú) bằng nguồn ngân sách quốc phòng.
Công tác chăm sóc sức khỏe bộ đội, tỷ lệ quân số khỏe luôn đạt trên 99,3%; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh và Quân khu kịp thời triển khai công tác tiếp nhận và phục vụ công dân Việt Nam về nước và nhân dân về tỉnh tập trung cách ly y tế 19 đợt với 2.796 công dân, phối hợp với địa phương tiêm ngừa Covid-19 cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn (106.000 lượt người). Đồng thời, đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương huy động nguồn lực, vật lực bảo đảm cho công tác phòng chống dịch, hỗ trợ nhân dân trong và ngoài tỉnh trên 8 tỷ đồng.
Lãnh đạo bảo đảm đầy đủ, kịp thời xăng dầu cho nhiệm vụ thường xuyên, SSCĐ, phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai. Thường xuyên phối hợp với các sở, ngành đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng tiềm lực, thế trận hậu cần khu vực phòng thủ từ tỉnh đến huyện.
Theo Thượng tá Lê Xuân Sơn - Chủ nhiệm Hậu cần, Bộ CHQS tỉnh cho biết: Trong thời gian tới, tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia; giáo dục, định hướng làm cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh và nhân dân nhận thức sâu sắc về mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới biển; xây dựng khu vực phòng thủ cơ bản, liên hoàn, vững chắc. Thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong khảo sát, lập, phê duyệt, thẩm định các dự án kinh tế, triển khai quy hoạch các công trình quốc phòng; khu vực phòng thủ, bố trí ngân sách trung hạn, dài hạn cho phát triển các khu kinh tế gắn với quốc phòng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng, triển khai có hiệu quả các kế hoạch, chương trình, mô hình, dự án phát triển KT-XH, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho nhân dân định canh, định cư, sinh sống ổn định, lâu dài, bền vững. Vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đầu tư, ủng hộ kinh phí, vật chất cho nhân dân ở các huyện biển.
Ngoài ra cần nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động kinh tế của các cơ quan, đơn vị; phát huy tốt tinh thần tự lực, tự cường, đẩy mạnh các hoạt động tăng gia sản xuất, tập trung chăn nuôi, trồng trọt và các dịch vụ phù hợp địa bàn từng đơn vị, bảo đảm đúng quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Quân khu. Tăng cường quản lý sử dụng đất quốc phòng vào hoạt động sản xuất kinh tế; quản lý chặt chẽ đất quốc phòng đúng theo quy định của Bộ Quốc phòng, Quân khu; xây dựng khu đất quốc phòng ở xã An Điền thành khu căn cứ hậu cần - kỹ thuật kết hợp nuôi tôm sinh thái và trồng rừng nhằm phục vụ nhiệm vụ kinh tế kết hợp với QPAN.
Kết hợp xây dựng, phát triển KT-XH gắn với tăng cường QPAN ở các vùng kinh tế trọng điểm, đô thị lớn, biển, đảo trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là vấn đề khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải triển khai đồng bộ nhằm mang lại hiệu quả thiết thực và góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. |
Bài, ảnh: Đặng Thạch