Dự án AMD Bến Tre:

Phấn đấu đạt trên 90% khối lượng công việc

08/07/2019 - 06:50

BDK - Căn cứ kế hoạch công tác và ngân sách (AWPB) năm 2019 của Dự án AMD Bến Tre được IFAD và UBND tỉnh phê duyệt, thời gian qua, Ban điều phối Dự án AMD Bến Tre (PCU) đã tập trung điều phối các hoạt động theo AWPB và hỗ trợ kỹ thuật, kết hợp đẩy mạnh phân quyền cho các cơ quan triển khai dự án tại các cấp nhằm hướng đến các nhóm đối tượng hưởng lợi của dự án. Các hoạt động nâng cao năng lực thích ứng được tiếp tục triển khai, làm tiền đề thúc đẩy thực hiện sâu rộng các quỹ đầu tư nhằm hỗ trợ sinh kế ổn định, tăng thu nhập trong điều kiện bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH).

Chuyên gia Dự án IFAD tìm hiểu các sản phẩm từ dừa của Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới. ảnh: Thu Huyền

Về phát triển các nghiên cứu, mô hình canh tác thích ứng với BĐKH, PCU Bến Tre đã tổ chức và hỗ trợ kỹ thuật cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện tổ chức 167 lớp tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực, các kiến thức về BĐKH và kỹ thuật sản xuất giúp người dân nâng cao năng lực, tìm kiếm mô hình phù hợp, có việc làm. Từ đó, tập trung đầu tư, chú trọng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm chi phí đầu vào và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng sản xuất và tăng thu nhập. Đã thực hiện 47 mô hình thích ứng với BĐKH, với 447 người tham gia, trong đó có 43 mô hình đã kết thúc và nhân rộng.

Để tiếp tục triển khai kế hoạch hành động phát triển chuỗi giá trị đã được phê duyệt, trong đó có 8 chuỗi giá trị cấp tỉnh và 10 chuỗi giá trị cấp huyện, các đơn vị đã xây dựng kế hoạch chi tiết để làm cơ sở thực hiện. Đối với chuỗi giá trị cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho sản phẩm chôm chôm và bưởi da xanh; chứng nhận VietGAP cho Hợp tác xã thủy sản Vĩnh An (Ba Tri). Xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm heo, bò. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực Ban quản lý tổ hợp tác, hợp tác xã trong chuỗi giá trị sản phẩm dừa, giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng năm 2025. Biên soạn và in ấn tài liệu Kỹ thuật canh tác dừa hữu cơ, chuỗi giá trị tôm biển, xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm chôm chôm và bưởi da xanh năm 2019.

Các huyện xây dựng kế hoạch triển khai nhiều hoạt động nâng cấp 10 chuỗi giá trị trong năm 2019. Đến nay, đã có 6 chuỗi giá trị cơ bản đã hoàn thiện: dừa, heo, bò, chôm chôm, bưởi da xanh, hoa kiểng. Việc chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ (dừa, bưởi da xanh, chôm chôm) cũng được dự án hỗ trợ thực hiện, góp phần tăng giá trị sản phẩm. Riêng sản phẩm heo được thực hiện theo quy trình truy xuất nguồn gốc, từ khâu chăn nuôi, giết mổ đến vận chuyển và tiêu thụ. Sản phẩm chôm chôm được đầu tư quy trình chế biến (làm mứt, nước trái cây) tận dụng từ những sản phẩm chưa đủ tiêu chuẩn chất lượng cao, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm. Sản phẩm heo, bò, tôm biển, bưởi da xanh đã được xây dựng nhãn hiệu sản phẩm và chỉ dẫn địa lý trên thị trường. Các hoạt động chuỗi giá trị đang triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần liên kết được thị trường, giá cả ổn định trong bối cảnh tác động của kinh tế thị trường.

Về xây dựng hệ thống quan trắc và kiểm tra chất lượng nước (ASWQM), dự án đã hỗ trợ Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp tư vấn thiết kế phần mềm cơ sở dữ liệu, thiết kế chi tiết đầu ra của hệ thống app, web, SMS. Khảo sát thiết kế, bản vẽ thi công dự toán, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng các trạm quan trắc. Lập kế hoạch, trình xin chủ trương để tổ chức nghiên cứu và học tập kinh nghiệm về hệ thống quan trắc cho cán bộ điều hành và lãnh đạo ở nước ngoài. Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, phê duyệt, lựa chọn nhà thầu và triển khai thi công gói thầu xây dựng nhà điều hành trạm quan trắc tự động tỉnh, tiến độ ước khối lượng hoàn thành khoảng 55%.

Về lập kế hoạch tính đến yếu tố BĐKH (SEDP), hỗ trợ kỹ thuật cho 164 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã lồng ghép yếu tố BĐKH và 9 huyện, thành phố lập SEDP cấp huyện năm 2020. Xây dựng kế hoạch tuyển chọn tư vấn xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, xây dựng kế hoạch 2021 - 2025. Đã thể chế hóa lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm cấp huyện có lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH.

 Vũ Tiến

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN