Chủ trì buổi đối thoại.
Năm 2020, xã Bình Thành có 555ha trồng lúa trong mô hình tôm lúa, năng suất 3,5 tấn/ha, sản lượng hơn 1.900 tấn; cây dừa 155ha; cây mía khoảng 45ha, cây màu 17ha. Đàn vật nuôi được duy trì ổn định với 2.730 con bò, 1.100 con heo, gần 1.400 con dê, 11 ngàn con gia cầm. Tổng diện tích nuôi thủy sản 420ha...
Thời gian qua, tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã gặp nhiều khó khăn: một số hộ dân tự ý đào ao nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa làm phá vỡ quy hoạch của địa phương, tác động xấu đến môi trường; nguồn nước bị ô nhiễm chưa đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất, sinh hoạt; giá mía xuống thấp, các nhà máy đường hoạt động không hiệu quả nên giá cả thu mua cũng như việc liên kết bao tiêu sản phẩm của người dân gặp nhiều khó khăn...
Tại buổi đối thoại, nhân dân xã Bình Thạnh kiến nghị lãnh đạo huyện, xã quan tâm tháo gỡ đầu vào, đầu ra cho các sảm phẩm nông nghiệp; phân bổ nguồn vốn triển khai mô hình trồng rau, dừa xiêm xanh tại xã; đánh giá tính hiệu quả khi đưa cây màu xuống ruộng; cần đầu tư hạ tầng để phát triển chuỗi sản phẩm nông nghiệp; nạo vét hệ thống thủy lợi để tháo chua, xử lý phèn, mặn hiệu quả…
Bí thư Huyện ủy Lê Văn Khê ghi nhận các ý kiến của nhân dân tại buổi đối thoại; đồng thời đề nghị UBND huyện tiếp tục theo dõi chỉ đạo các ngành triển khai hiệu quả nhiệm vụ trên từng lĩnh vực, đặc biệt là quan tâm các ý kiến của nhân dân. Đối với ngành nông nghiệp, trong định hướng phát triển của ngành đối với huyện cần nghiên cứu để triển khai các mô hình mang lại hiệu quả cụ thể. Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện quan tâm củng cố liên kết sản xuất; xây dựng thương hiệu; chế biến, tiêu thụ và kết nối thị trường...
“Lãnh đạo địa phương phải là cầu nối giữa dân với Đảng và Nhà nước, đem lại những kết quả nghiên cứu, những cơ chế, chính sách để phục vụ người dân phát triển kinh tế. Tập trung đi sát cơ sở để giải quyết, tháo gỡ các khó khăn của người dân” - Bí thư Huyện ủy Lê Văn Khê lưu ý.
Tin, ảnh: Minh Mừng