Có được kết quả đáng phấn khởi này, trước hết là nhờ sự quyết tâm cao của các cấp ủy, sau đó là cách làm đúng đắn, phù hợp, được nhân dân đồng tình.
Trong quá trình thực hiện, đối với các tuyến đường ấp, liên ấp, liên tổ nhân dân tự quản, nếu địa phương nào vận động được nhân dân đóng góp đất đai, hoa màu, tiền của… để xây dựng giao thông nông thôn đúng theo chuẩn nông thôn mới thì huyện sẽ đối ứng 15% kinh phí xây dựng từ nguồn vốn xã hội hóa này. Đối với các tuyến đường huyện, liên xã… huyện hỗ trợ kinh phí, còn các xã thì đảm nhận khâu vận động nhân dân đóng góp đất đai, hoa màu, vật kiến trúc… để công trình được thi công.
Các xã - thị trấn cũng vậy, từ chỉ tiêu kế hoạch được giao, nếu ấp - khu phố nào vận động thi công được tuyến đường nào thì xã cũng sẽ sử dụng nguồn vốn do xã vận động xã hội hóa được để làm vốn đối ứng.
Nhiều xã huy động nhân dân tự nguyện đóng góp tốt như: An Hóa, Thành Triệu, Quới Sơn, Tân Phú, Tân Thạch, Phú Đức, An Khánh, Tiên Thủy, Quới Thành, Phú An Hòa, Tường Đa, Tam Phước, Tiên Long, Phú Túc, Hữu Định, Phước Thạnh.
Đặc biệt, trong quá trình vận động, thực hiện các công trình giao thông nông thôn, từ huyện đến cơ sở đều thực hiện tốt việc công khai dân chủ, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, từ đó được sự tin tưởng, đồng tình của nhân dân rất cao.
Vai trò làm chủ của người dân được phát huy một cách tích cực, chính vì vậy, rất nhiều hộ dân đã đồng tình, hy sinh lợi ích của cá nhân, gia đình mình, hiến đất, hoa màu, đóng góp tiền của, ngày công lao động… để công trình sớm hoàn thành và đạt chuẩn nông thôn mới. Điển hình như: hộ ông Đặng Văn Hiếu, ấp Tân Qui, xã Tân Phú đóng góp 55 triệu đồng; ông Nguyễn Văn Anh, ấp Tân Qui, ông Mai Phước Tính, ấp Tân Nam, xã Tân Phú, mỗi ông đóng góp 50 triệu đồng; hộ ông Võ Công Bộ, ấp 2, xã Tân Thạch đóng góp 50 triệu đồng; ông Trần Thanh Mai, ấp 1, xã Tân Thạch đóng góp 80 triệu đồng; hộ bà Huỳnh Lệ Thuỷ ấp 4, xã Hữu Định đóng góp 1.000m2 đất; hộ ông Đặng Văn Đỉnh, cũng ở ấp 4, xã Hữu Định đóng góp 1.100m2 đất…
Cùng với các hộ dân, nhiều doanh nghiệp cũng đã nhiệt tình ủng hộ, đóng góp xây dựng giao thông nông thôn như: Công ty TNHH Lương thực Thịnh Phát hỗ trợ 1,38 tỷ đồng; Công ty TNHH Hiệp Phú hỗ trợ 4 tỷ đồng; DNTN Dũng Hương hỗ trợ 100 triệu đồng; DNTN Lâm Triều ủng hộ 100 triệu đồng…
Cùng với xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, huyện Châu Thành còn chú trọng thực hiện kế hoạch cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi để phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, môi trường dân sinh và công tác phòng chống lũ lụt, triều cường, xâm nhập mặn trên địa bàn huyện.
Riêng trong năm 2012, huyện đã nâng cấp đê bao ấp Tân Bắc - xã Tân Phú, chiều dài 1.308m, đắp mới đê Giồng Dơi xã An Hiệp chiều dài 1.430m, hoàn thiện đê Lộ Mới An Hiệp - Tường Đa, hỗ trợ ấp Phú Thạnh - xã Phú Túc xây dựng 4 cống ngăn lũ; đồng thời nạo vét 60.200m kênh tưới, tiêu nội đồng… với tổng kinh phí trên 11 tỷ đồng.