Chuyên gia chia sẻ về hiện trạng ĐDSH tại tỉnh.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ và báo cáo kết quả thực hiện đánh giá hiện trạng bảo tồn ĐDSH tại tỉnh; đánh giá hệ thực vật, động vật; hiện trạng ĐDSH rừng đặc dụng, phòng hộ ven biển và khu vực sân chim Vàm Hồ. Các chuyên gia thuộc Viện Khoa học Môi trường về biến đổi khí hậu và Trường Đại học Khoa học tự nhiên đánh giá Bến Tre là khu vực có tính ĐDSH cao. Trong đó bao gồm cả các hệ sinh thái, một số hệ sinh thái được coi là đặc trưng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiêu biểu như: Cồn cát, vùng cửa sông, đồng muối, vườn cây ăn quả...
Các chuyên gia đề xuất trong thời gian tới, tỉnh cần tập trung xây dựng: các nhiệm vụ về tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH, các nhiệm vụ đầu tư thành lập hành lang ĐDSH và mở rộng khu bảo tồn; các nhiệm vụ phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nuôi trồng thủy sản. Xây dựng các vườn thực vật, trại cứu hộ, thuần dưỡng, các loài vật nuôi, cây trồng bản địa và quý hiếm; xây dựng chương trình giám sát, quan trắc về ĐDSH; xây dựng các nhiệm vụ về bảo tồn ĐDSH trong bối cảnh biến đổi khí hậu;...
Tại hội thảo, đại biểu các sở ngành tỉnh và một số địa phương thảo luận đóng góp thêm báo cáo đánh giá của đoàn chuyên gia. Đa số đại biểu thống nhất đề xuất giải pháp, nhiệm vụ bảo tồn trong thời gian tới. Qua hội thảo, phòng chuyên môn của Sở Tài nguyên - Môi trường cùng với Viện Khoa học Môi trường và Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Khoa học tự nhiên sẽ trao đổi hoàn chỉnh báo cáo đánh giá. Đồng thời tổ chức lấy ý kiến các sở ngành và địa phương liên quan trước khi trình qua UBND tỉnh.
Tin, ảnh: Phan Hân