Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước năm 2024

03/04/2024 - 20:24

BDK.VN - Chiều 2-4-2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế năm 2024. Tại điểm cầu tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam chủ trì, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

 Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam chủ trì tại điểm cầu tỉnh.

Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10-8-2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030, công tác ngoại giao kinh tế đã được triển khai đồng bộ, toàn diện, từng bước trở thành nhiệm vụ cơ bản, trung tâm, có tác động tích cực vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với một số kết quả lớn. Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện ngoại giao kinh tế để triển khai kịp thời; duy trì cục diện đối ngoại, thuận lợi trong phát triển đất nước. Trong gần 60 hoạt động đối ngoại cấp cao từ đầu năm 2023 đến nay, nhiều cam kết pháp luật làm khác kinh tế được ký kết, quan hệ đối tác, quan hệ đối ngoại và hợp tác kinh tế được mở rộng, các khuôn khổ quan hệ liên quan đối tác chiến lược, đối tác toàn diện được củng cố, mở rộng và nâng tầm, nâng cấp.

Chỉ riêng từ cuối năm 2023 đến nay đã nâng tầm, nâng cấp quan hệ đối tác lên đối tác chiến lược toàn diện với bốn đối tác lớn là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia. Ngoài ra, kinh tế đóng góp trực tiếp vào các kết quả tích cực của kinh tế đối ngoại, hỗ trợ xúc tiến, quảng bá, thúc đẩy trong hoạt động xuất khẩu, thu hút nguồn lực các lĩnh vực mới như chuyển đổi năng lượng, kinh tế xanh, du lịch, lao động, nông nghiệp công nghệ cao…

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng cần tiếp tục rà soát lại vững chắc tình hình thế giới và khu vực để củng cố thị trường; khắc phục đứt gãy các chuỗi sản xuất chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách nâng cao thương hiệu, chất lượng sản phẩm, đồng thời chuyển đổi phát triển kinh tế xanh, kinh tế số.

Thủ tướng nêu rõ, đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng là 3 động lực tăng trưởng truyền thống cần làm mới, cùng với các động lực mới cần thúc đẩy là kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức. Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu đặt ra là phải phát triển nhanh và bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội, văn hóa, môi trường.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh tinh thần “3 cùng”: cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển. Đồng thời, phải giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh, kiên trì, không quá say sưa với thắng lợi và khi thuận lợi, không hoang mang, dao động khi gặp khó khăn, thách thức, tuân thủ và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước phù hợp tình hình.

Tin, ảnh: Cẩm Trúc

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN