Báo cáo đánh giá sau đại dịch Covid-19, tỉnh đón nhận một lượng lớn người lao động đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nhiều chế độ, chính sách cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên bị hạ thấp, hoặc bãi bỏ; việc phân luồng học sinh còn nhiều vướng mắc; Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956) sẽ kết thúc trong năm nay và hàng loạt những khó khăn khác trong các văn bản quy định liên quan hệ thống giáo dục nghề nghiệp khiến hoạt động đào tạo nghề gần như bị “đứng” lại trong những năm gần đây.
Mặt khác, đào tạo nghề hiện tại chưa gắn kết được với nhu cầu của doanh nghiệp. Sinh viên, học sinh ra trường thiếu kỹ năng mềm khiến doanh nghiệp khó thu nhận trong khi nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp là có.
Bà Nguyễn Thị Bé Mười - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phát biểu: “Hội nghị đi tìm những giải pháp để cùng nhau phấn đấu vượt qua khó khăn trong 6 tháng đầu năm. Từng đơn vị, từng doanh nghiệp sẽ cùng nhau kết nối nhằm thực hiện tốt nhất phần việc trong 6 tháng cuối năm 2020, với nhiệm vụ giải quyết cho trên 18 ngàn lao động, đưa đi lao động ở nước ngoài cho trên 1,2 ngàn lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, trong đó có chứng chỉ, có trình độ đạt trên 50%...”.
T.Thảo