Chú trọng công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử

18/06/2014 - 07:56
Bia lưu niệm Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam xã Thạnh Phong, Thạnh Hải. Ảnh: C.TR

Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về việc quy hoạch tổng thể xây dựng và trùng tu, tôn tạo hệ thống bia, tượng đài, di tích lịch sử, đền thờ danh nhân tỉnh Bến Tre đến năm 2020, UBND huyện Thạnh Phú đã tập trung triển khai trên địa bàn.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn các bia, tượng, khu tưởng niệm khác, như: Bia lưu niệm nơi xuất quân Tiểu đoàn 307, xã Đại Điền; tượng đài Giá Thẻ, xã An Nhơn; Bia lưu niệm Khém Thuyền, xã Giao Thạnh; Bia lưu niệm Đường Hồ Chí Minh trên biển; Bia lưu niệm tưởng nhớ cuộc thảm sát của biệt kích Mỹ đối với 21 thường dân, ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong; Lăng Ông, ấp Thạnh Hải, xã Thạnh Hải; Miễu Bà Chúa Xứ, ấp Thạnh Hải, xã Thạnh Hải...

UBND huyện chỉ đạo và được sự hưởng ứng của các ngành, các cấp, các di tích được quản lý, bảo quản và phát huy, ngăn chặn được một số hành vi xâm hại bia, di tích, khu tưởng niệm trên địa bàn. Một số công trình được bảo quản tốt, như: Chùa An Linh; Bia lưu niệm tưởng nhớ cuộc thảm sát của biệt kích Mỹ đối với 21 thường dân, Miễu Bà Chúa Xứ. Đặc biệt, nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, huyện đã tích cực huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên, học sinh và nhân dân dọn dẹp vệ sinh, trồng cây tạo bóng mát tại các công trình. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về bảo tồn và phát huy các giá trị di lích lịch sử.

Trong năm 2013, được sự quan tâm của Trung ương, tỉnh, Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà cổ Huỳnh Phủ và khu mộ được trùng tu, với số vốn đầu tư 35 tỷ đồng. Hiện, công trình đã được nâng cấp, sửa chữa đạt khoảng 60%. Dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị lịch sử Di tích Đường Hồ Chí Minh trên biển đã thực hiện giai đoạn 1, kinh phí 82 tỷ đồng. Năm 2014, Lăng Ông Cồn Bửng, Miễu Bà Chúa Xứ được lãnh đạo tỉnh cho chủ trương mở rộng diện tích để có không gian tổ chức các lễ hội phục vụ vui chơi, giải trí của nhân dân và khách du lịch. Huyện đang vận động kinh phí từ nguồn xã hội hóa, bước đầu khá thành công. Lễ hội Nghinh Ông năm 2014 đã thu hút trên 10.000 lượt khách đến viếng và tham quan, đồng thời ủng hộ kinh phí 180 triệu đồng. Riêng hoạt động sơn vẽ, gia cố các bia, tượng đài trên địa bàn huyện hàng năm có tổng kinh phí khoảng 20 triệu đồng, trong đó, nhân dân đóng góp trên 10 triệu đồng.

Huyện có kế hoạch tiếp tục quản lý, nâng cấp các di tích gắn với khai thác tiềm năng du lịch, phục vụ khách tham quan trong thời gian tới.

Toàn huyện có 2 di tích được công nhận di tích cấp quốc gia là: Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà cổ Huỳnh Phủ và khu mộ, xã Đại Điền và Phú Khánh; Khu Di tích Đường Hồ Chí Minh trên biển, xã Thạnh Phong và Thạnh Hải. Có 2 di tích cấp tỉnh là: Di tích lịch sử “Sự kiện quân sự ngày 30 tháng 10”, ấp Thạnh Trị Thượng, xã Mỹ Hưng; Di tích lịch sử Chùa An Linh, xã An Nhơn.

 

Văn Chuyện

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN