|
Khám sức khỏe trẻ sơ sinh. Ảnh: C.T |
Năm 2009, mặc dù công tác DS-KHHGĐ ở các xã trong huyện được củng cố, nhưng do sự sắp xếp quản lý chồng chéo từ tổ chức bộ máy đã làm cho tư tưởng cán bộ DS-KHHGĐ, lãnh đạo xã, thị trấn không ổn định, thiếu nhiệt tình trong việc chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện chương trình DS-KHHGĐ tại các xã, thị trấn.
Tại huyện, kinh phí cho hoạt động thường xuyên được bố trí quá thấp, không tạo điều kiện tốt cho việc củng cố, hỗ trợ các xã, thị trấn, nên kết quả thi đua trong năm nhiều xã đạt yếu. Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ Châu Thành Trần Văn Phước, người có gần 20 năm tham gia công tác dân số, cho biết: “Vấn đề đáng lo nhất là bộ máy tổ chức không ổn định (do từ những chỉ đạo mới của cấp trên), địa phương không đủ người thay thế để có cán bộ chuyên trách dân số đủ chuẩn. Còn cán bộ chuyên trách có kinh nghiệm thì phải nghỉ vì thiếu chuẩn và tuổi cao… Phong trào DS-KHHGĐ đang bị chựng lại. Hiện tại, huyện mới có 3/23 xã có cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ đạt chuẩn và những cán bộ mới nầy thì chưa có kinh nghiệm vận động KHHGĐ … Bộ máy tổ chức không ổn định khó có phong trào tốt”.
Bước sang năm 2010, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện đang tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, nâng cao năng lực tổ chức bộ máy, ưu tiên cho việc kiện toàn và ổn định đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ tuyến xã và lực lượng côỉng tác viên; đồng thời tiếp tục tập trung mọi nỗ lực để thực hiện mục tiêu giảm sinh vững chắc; từng bước nâng cao chất lượng dân số; giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên; tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai…; nâng cao nhận thức cọâng đồng về thực hiện mục tiêu “Xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, hạnh phúc và phát triển bền vững”.
Để thực hiện đạt các chỉ tiêu năm 2010, huyện đã tổ chức các hoạt động truyền thông thường xuyên, nhiều nhất là thông qua các chương trình phát thanh trên đài, sơn kẻ panô trực quan, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt lồng ghép trong các tổ NDTQ…; tổ chức triển khai 2 đợt chiến dịch tại 10 xã có nguy cơ tăng sinh, tăng tỷ lệ sinh con thứ ba và tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa ở phụ nữ; tổ chức cung ứng các phương tiện tránh thai phi lâm sàng: cấp bao cao su miễn phí cho các đối tượng là người nghèo, người trong hộ cận nghèo có nhu cầu sử dụng bao cao su để tránh thai ở các xã đặc biệt khó khăn; cấp thuốc tránh thai miễn phí cho các đối tượng đăng ký sử dụng; thuốc cấy tránh thai loại Implano dành ưu tiên cấp cho các đối tượng đặc biệt khó khăn, người nghèo, đối tượng thuộc diện chính sách…
Đối với những đối tượng thực hiện biện pháp đình sản, ngoài chế độ bồi dưỡng 250.000 đồng, người đình sản còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế 2 năm, theo qui định hiện hành của Tổng Công ty Bảo Việt. Ngoài ra, còn chi kinh phí xăng, xe hoặc thuê phương tiện để chuyển người tự nguyện đình sản đến nơi làm kỹ thuật; chi hỗ trợ cho việc chăm sóc người tự nguyện đình sản tại nhà sau phẫu thuật.
Ngoài các công việc có liên quan đến việc quản lý, kinh phí, điều hành, nâng cao chất lượng thông tin quản lý chuyên ngành…, huyện Châu Thành sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên về công tác DS-KHHGĐ: 6 tháng kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chương trình DS-KHHGĐ cấp xã, thị trấn; kiểm tra việc cập nhật điều chỉnh thông tin biến động, tổng hợp thông tin từ cộng tác viên, cán bộ chuyên trách và quản lý thông tin; giám sát việc quản lý địa bàn của cọâng tác viên thông qua kiểm tra thực tế và giao ban tuyến xã. Hàng tháng, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện sẽ dự họp giao ban với Ban DS-KHHGĐ các xã, thị trấn; khảo sát việc tổ chức hoạt động tuyên truyền của các xã để nắm thêm thông tin hoạt động, những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện công tác của cơ sở, nhằm có biện pháp hỗ trợ hoặc chấn chỉnh kịp thời.