|
Cử tri ở xã biên giới Mô Rai, huyện Sa Thầy bỏ phiếu Bầu cử Quốc hội khóa XIII. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN) |
Sáng 24-11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Tờ trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia và giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.
Về Ngày bầu
cử, theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng nhân dân thì Quốc hội quyết định Ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc
bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; Ngày bầu cử phải
là ngày Chủ nhật và được công bố chậm nhất 115 ngày trước ngày bầu cử.
Căn cứ
quy định nêu trên của pháp luật và trên cơ sở tổng kết các cuộc bầu cử gần đây,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định Ngày bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là
Chủ nhật, ngày 22-5-2016.
Về việc
công bố Ngày bầu cử, căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc
hội công bố Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trước ngày bầu cử 115 ngày.
Về việc
thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia và giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch
Hội đồng Bầu cử quốc gia, căn cứ Điều 117 của Hiến pháp và Điều 12 của Luật Bầu
cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Hội đồng Bầu cử quốc gia do
Quốc hội thành lập có từ 15-21 thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các
Ủy viên là đại diện Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Chủ tịch
Hội đồng Bầu cử quốc gia do Quốc hội bầu, miễn nhiệm theo đề nghị của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội. Để bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo và tính đại diện của Hội đồng
Bầu cử quốc gia, trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của Hội đồng
Bầu cử ở Trung ương trong công tác bầu cử một số nhiệm kỳ gần đây, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội trình Quốc hội việc thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia với số lượng
và cơ cấu như sau:
Về số lượng, cơ cấu, thành phần Hội đồng Bầu cử quốc gia
Để bảo đảm
thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Bầu cử quốc gia theo quy định của
Luật Bầu cử, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định số
lượng của Hội đồng Bầu cử quốc gia là 21 thành viên.
Cơ cấu Hội
đồng Bầu cử quốc gia có đại diện của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính
trị, gồm Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia là Chủ tịch Quốc hội; bốn Phó Chủ tịch
Hội đồng Bầu cử quốc gia gồm một Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, một
Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
16 Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia gồm ba Phó Chủ tịch Quốc hội (để trực tiếp
phụ trách ba Tiểu ban của Hội đồng), Trưởng ban Tổ chức trung ương, Chủ nhiệm Ủy
ban Kiểm tra Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban
công tác đại biểu, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng
Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội
Cựu chiến binh Việt Nam, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh.
Về nhân sự Chủ tịch Hội
đồng Bầu cử quốc gia
Căn cứ
vào nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ
Quốc hội trân trọng giới thiệu ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội khóa
XIII để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.
Ngay sau
khi nghe Tờ trình, Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết về Ngày bầu cử và việc quyết
định thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia.
100% đại
biểu Quốc hội có mặt đã tán thành ngày Chủ nhật, 22/5/2016 là Ngày bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
100% đại
biểu có mặt đã tán thành thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia với số lượng, cơ cấu,
thành phần Hội đồng Bầu cử quốc gia như Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trong buổi
sáng 24-11, các Đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận về dự kiến nhân sự Chủ tịch Hội
đồng Bầu cử quốc gia. Sau đó Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết ban
hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) và Bộ luật Dân sự (sửa đổi)./.