9 chấn thương khi tập gym, thể hình phổ biến

03/06/2024 - 10:48

BDK.VN - Tập gym mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và thể hình, nhưng nếu không thực hiện đúng kỹ thuật hoặc thiếu sự chuẩn bị về kiến thức và kỹ thuật tập luyện, người tập có thể gặp phải các chấn thương. Việc gặp phải chấn thương trong lúc tập luyện là việc vô cùng phổ biến trong giới thể hình hiện nay.

Nhưng bạn có thể giảm thiểu việc này có thể xảy ra khi bạn nắm được kiến thức chuẩn về thể hình, cũng như biết được cách khắc phục khi bị chấn thương sẽ giúp bạn giảm rủi ro xảy ra chấn thương hơn. Dưới đây là chi tiết về 9 chấn thương thường gặp khi tập gym và cách phòng tránh.

9 chấn thương khi tập gym, thể hình phổ biến

1. Đau cơ (DOMS - Delayed Onset Muscle Soreness):

   - Nguyên nhân: Khi bạn luyện tập quá sức hoặc tập luyện sai kỹ thuật, đặc biệt việc này sẽ xảy ra khi thử những bài tập mới hoặc nâng mức tạ nặng hơn bình thường việc này sẽ xảy ra thường xuyên 

   - Triệu chứng:  Bạn sẽ cảm nhận được sự đau nhức cơ bắp từ 24 đến 72 giờ sau khi tập luyện.

   - Phòng tránh: Tăng cường và khởi động kĩ trước khi tập luyện, tăng dần mức độ bài tập vừa phải, và đảm bảo thời gian nghỉ ngơi đầy đủ cho các nhóm cơ phục hồi 

2. Rách cơ:

9 chấn thương khi tập gym, thể hình phổ biến

   - Nguyên nhân: Do cơ bắp bị kéo giãn quá mức hoặc chịu lực đột ngột làm các nhóm cơ dễ bị tổn thương , việc này thường xảy ra khi không khởi động kỹ hoặc tập luyện quá sức,...

   - Triệu chứng: Dễ nhận biết nhất bạn sẽ bị đau đột ngột, sưng hoặc bầm tím. Lúc này bạn nên hạn chế cử động ngay lập tức để tránh các nhóm cơ bị tổn thương sâu hơn nữa.

   - Phòng tránh: Khởi động kỹ, tập trung vào kỹ thuật đúng và không nên cố gắng nâng tạ quá nặng so với khả năng.

3. Đau lưng dưới:

   - Nguyên nhân: Do sai lệch tư thế  không đúng khi nâng tạ hoặc do cơ lưng yếu hoặc lưng bị võng, đặc biệt trong các bài tập sử dụng tư thế hiphinge, deadlift hoặc squat.

   - Triệu chứng: Đau nhức hoặc đau nhói ở lưng dưới, có thể lan xuống chân sau một thời gian bạn sẽ cảm thấy bị lệch.

   - Phòng tránh: Giữ đúng tư thế khi nâng tạ, tập luyện để tăng cường cơ lưng và cơ bụng, và không nâng tạ quá nặng.

4. Chấn thương khớp vai:

   - Nguyên nhân: Do tập các bài tập đẩy hoặc kéo không đúng kỹ thuật, gây ra căng thẳng và tổn thương cho khớp vai.

   - Triệu chứng: Đau nhức, sưng tấy, và hạn chế cử động vai.

   - Phòng tránh: Sử dụng tạ phù hợp với sức mạnh của cơ thể, giữ tư thế đúng khi tập luyện, và tập luyện thêm các bài tập tăng cường cơ vai.

5. Chấn thương khớp gối:

   - Nguyên nhân: Do tập luyện quá sức hoặc kỹ thuật không đúng, sử dụng mức tạ quá sức với bản thân đặc biệt là các bài tập như squat hoặc lunge.

   - Triệu chứng: Đau nhức, sưng và cảm giác lỏng lẻo ở khớp gối.

   - Phòng tránh: Đảm bảo kỹ thuật đúng khi vào set tập, không nâng tạ quá nặng, và bạn nên sử dụng đai bảo vệ nếu cần thiết.

6. Chấn thương khớp cổ tay:

   - Nguyên nhân: Do cầm nắm tạ hoặc các thiết bị tập luyện không đúng cách, khiến bạn gây áp lực lớn lên cổ tay.

   - Triệu chứng: Bạn sẽ cảm thấy đau nhức, sưng tấy và khó cử động cổ tay.

   - Phòng tránh: Có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ cổ tay, giữ đúng tư thế và không nên cầm nắm tạ quá chặt.

7. Chấn thương cột sống:

   -  Nguyên nhân: Do nâng tạ nặng mà không giữ đúng tư thế, làm gia tăng áp lực lên cột sống.

   - Triệu chứng: Đau lưng, cảm giác căng cứng và hạn chế cử động.

   - Phòng tránh: Giữ đúng tư thế khi nâng tạ, tập trung vào kỹ thuật và không nâng tạ quá nặng.

8. Đau cổ:

   - Nguyên nhân: Thường xảy ra khi thực hiện các bài tập đẩy mà không giữ đúng tư thế đầu và cổ.

   - Triệu chứng: Đau nhức, cứng cổ và hạn chế cử động.

   - Phòng tránh: Đảm bảo giữ đầu và cổ thẳng, tập trung vào kỹ thuật và tránh nâng tạ quá nặng.

9. Viêm gân (Tendinitis):

   - Nguyên nhân: Xảy ra do lặp đi lặp lại các động tác không đúng cách, dẫn đến viêm gân ở các khu vực như gân Achilles, gân bánh chè.

   - Triệu chứng: Đau nhức, sưng tấy và cảm giác nóng tại vùng viêm.

   - Phòng tránh: Thực hiện đúng kỹ thuật, giảm tần suất và cường độ bài tập khi có dấu hiệu đau.

Lưu ý:

  • Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn gặp phải bất kỳ chấn thương nào khi tập gym, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Nên tham khảo ý kiến của huấn luyện viên chuyên nghiệp để có chương trình tập luyện phù hợp và an toàn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Yourfit - phòng gym tại Bình Thạnh để nhận thêm nhiều thông tin tập luyện.

Chia sẻ bài viết
Từ khóa chấn thươnggym

BÌNH LUẬN